Tin Tức Nghiệp Vụ Nghiên Cứu Khoa Học

Khám phá các loại hình bảo tàng tại thành phố Phan Thiết.

Khi đến du lịch Phan Thiết, ngoài việc thưởng thức ẩm thực xứ biển, tìm hiểu các địa danh nổi tiếng gắn liền với lịch sử hình thành vùng đất Phan Thiết như: Mũi Né, Kê Gà, Lầu Ông Hoàng… Để khám phá hết những nét độc đáo, đặc trưng văn hoá của vùng đất, con người xứ Phan, bạn nhất định phải ghé tham quan, trải nghiệm thực tế tại các bảo tàng của vùng đất được gọi tên “Biển xanh, cát trắng, nắng vàng”.

Nét độc đáo trong tín ngưỡng thờ cúng Cá Ông (cá voi) ở Bình Thuận

Trong dân gian người Việt cũng như người Chăm và người Hoa đều cho rằng: Cá Ông hay cá Voi không phải là một loài cá bình thường mà là một loài cá thần. Biểu hiện ở đây không phải là sức vóc to lớn và sức chịu đựng khác thường, mà là loài cá có suy nghĩ, có tình cảm và đặc biệt là sự cảm nhận về tâm linh như con người.

Thắng cảnh bãi đá Cà Dược (bãi đá Bảy Màu)

Trải dài trên một phần bãi biển Cổ Thạch tại xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong là một bãi đá tự nhiên mang tên bãi đá Cà Dược (bãi đá Bảy Màu) hay còn gọi là bãi đá Cổ Thạch với vẻ đẹp lung linh, huyền ảo đầy sức lôi cuốn.

Bảo quản hiện vật kim loại

Thực hiện kế hoạch công việc năm 2020 của Bảo tàng tỉnh Bình Thuận, phòng Nghiệp vụ triển khai công tác Bảo quản những hiện vật chất liệu kim loại mới được sưu tầm đưa về kho và những hiện vật đã bảo quản định kỳ. Thời gian bảo quản từ 10/6/2020 – 1/8/2020, Tổng số 45 trong đó 30 hiện vật đồng, 15 hiện vật sắt.

Góc nhìn Văn hoá về nghi lễ Suk Yeng của người Chăm theo Đạo Bà Ni (Chăm Âl) huyện Bắc Bình.

Bắc Bình là huyện có người Chăm sinh sống đông nhất (khoảng trên 20 nghìn người), chiếm gần 2/3 dân số người Chăm ở tỉnh Bình Thuận. Người chăm huyện Bắc Bình chia làm hai nhóm tôn giáo chính: Chăm Ahiér (theo tôn giáo Bàlamôn) có 6 làng (Palei) và người Chăm Awal (theo tôn giáo Bàni) có 6 làng, họ sống chủ yếu bằng nghề nông. Chính vì vậy, dân tộc Chăm mới có một chuỗi hệ thống lễ nghi nông nghiệp đồ sộ chứa đựng nhiều giá trị văn hoá dân gian, được biểu hiện đậm nét qua hàng trăm lễ hội, lễ nghi còn lưu giữ đến ngày nay. Trong đó, nghi lễ Suk Yeng của người Chăm Bàni huyện Bắc Bình thể hiện đậm chất văn hóa tín ngưỡng nông nghiệp, góp phần làm phong phú và đa dạng nền văn hóa dân tộc Việt Nam.

Lễ phơi y trang Pô Dam của người Raglai xã Phan Điền

Người Raglai ở xã Phan Điền, có một tộc Masuh là hậu duệ của vua Pô Dam, có mối quan hệ mật thiết với người Chăm ở thôn Lạc Trị, xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong. Hiện nay, tộc họ này còn lưu giữ Ciét atau (vật đựng đồ linh thiêng, quan trọng của dòng tộc) của Pô Dam bao gồm: 08 sắc phong, 01 bộ áo truyền thống Chăm (Aw thrah), 01 tấm váy đen xọc (Aban), 01 dây lưng dệt hoa văn hai mặt (talei ka-ing makam) và 01 chiếc quạt giấy màu xanh nước biển.

Táng tục mộ chum trong văn hoá Sa Huỳnh tại Bình Thuận

Văn hoá Sa Huỳnh tại tỉnh Bình Thuận lần đầu tiên được phát hiện vào những năm 1923 - 1925 tại khu vực Động Bà Hoè nay thuộc xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc. Bình Thuận là một trong những địa bàn cư trú của người cổ Sa Huỳnh tại vùng đất cực Nam Trung bộ, di tích văn hoá Sa Huỳnh tại đây phân bố rộng khắp trên các động cát, triền cát trải dài dọc ven biển từ huyện Tuy Phong cho đến thị xã La Gi đều có vết tích của nền văn hoá này. Nhưng tập trung nhiều nhất ở hai huyện Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam, với nhiều di tích quy mô bởi tính chất và đặc trưng nổi bật như: di tích động Bà Hoè, di tích động cát thôn 6, xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc; di tích động Ngọc Sơn, động cát thôn Thanh Bình, huyện Bắc Bình; di tích Phú Khánh, di tích Phú Sơn, xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam…

Vùng đất Mũi né xưa qua một số thự tịch cổ

Mũi Né ngày nay là một vùng đất thơ mộng, quyến rủ vớ i những đồi cát vàng, bãi biển xanh... thu hút du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Nhưng mấy ai biết xưa kia Mũi Né là vùng đất hoang sơ không dấu chân người lui tới. Địa danh “xóm Ba Chòi” đã phần nào phản ánh điều đó.

LỄ CÚNG ĐẦU NĂM CỦA NGƯỜI RA GLAI Ở HÀM THUẬN BẮC, TỈNH BÌNH THUẬN

Ra Glai là một tộc người cư trú ở phía Nam và Đông Nam Trường Sơn- Tây Nguyên, thuộc nhóm ngôn ngữ Malayô - Pôlynêdi. Tên tộc người được các tài liệu phiên âm là Ra Glai, Radlai, Ranglai, Rai... Địa bàn cư trú chủ yếu là vùng rừng núi và thung lũng ở độ cao khoảng 500-1000m và các đơn vị cư trú gọi là Paley.

LỊCH SỬ VỀ CHÙA TỪ QUANG Ở PHAN THIẾT

Trong quá trình di dân vào vùng đất phía Nam khẩn hoang và tạo lập cuộc sống mới, các thế hệ ông cha ta ngày trước đã mang theo phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống và trong đó có Phật giáo. Trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ, giáo lý của Phật giáo dễ dàng thấm nhuần vào tâm thức của nhân dân lao động và được họ đón nhận nhanh chóng. Trên mảnh đất Bình Thuận, Phật giáo sớm được truyền bá rộng rãi và trở thành tôn giáo chính thống. Trong dòng người di cư có nhiều nhà sư thuộc nhiều tông phái khác nhau đã tìm đến những địa điểm thích hợp làm nơi tu hành và truyền đạo pháp.

Các tin khác